WHY ???
[FD's BlOg] - Tổng hợp những kiến thức trong cuộc sống quanh ta.
1. Tại sao vết thương sắp lành thì thấy ngứa?
Hiện tượng này rất hay gặp, nhưng cần phải biết rằng nó chỉ đúng với những vết thương lớn và sâu, còn những vết thương nhỏ sắp khỏi thì không có cảm giác đó.
Vì vết thương của biểu bì dựa vào sinh phát tầng của da mới khỏi được, nó không chạm đến thần kinh, không thể có bất kỳ cảm giác ngứa ngáy nào hết và cũng không có sẹo. Nhưng vết thương sâu vào trong da thì tình hình lại khác, vì nó đã tổn thương đến bắp thịt và thần kinh. Muốn chữa khỏi vết thương này, cần phải mọc thêm lớp kết đế mới, vết sẹo sau đó cũng như vậy. Huyết quản của tổ chức kết đế mới mọc rất sát nhau, thần kinh mới cũng nằm ở trong đó, rất dễ bị kích thích, phát sinh cảm giác ngứa là lẽ tự nhiên.
Bonus:
Câu hỏi đặt ra là: khi xước nông thì khi lành có gây ngứa nữa ko. Nếu dị vật còn ở trong đó thì tình hình sẽ thế nào?
Nếu vi khuẩn xâm nhập vào đó với số lượng đủ lớn sẽ xảy ra hiện tượng gì?
Giải thích vì sao khi bị thương thì phải băng vết thương lại.
2. Tại sao vẩy cá phát sáng?
(thomas.voirol)
Trong lớp da thật và trên dưới những cái vẩy có phân bố rất nhiều tế bào sắc tố và tế bào ánh sáng. Nhưng nếu chỉ có tế bào sắc tố thôi thì không thể làm con cá hiện ra với màu sắc sán lạn như vậy được.
Trong lớp da của cá, còn có một loại tế bào ánh sáng, trong các tế bào này có bao hàm chất phân chim, chất phân rùa là những tinh thể không màu hoặc màu trắng, chúng tích tụ ở trong tế bào. Khi ánh sáng chiếu đến thân con cá, thông qua sự phản xạ và can thiệp của những tinh thể trong tế bào, ánh hiện lên trước mắt chúng ta liền trở thành ánh sáng lấp lánh như bạc. Cho nên vẩy cá sáng lấp lánh, chủ yếu nhờ tác dụng của các tế bào ánh sáng.
3. Râu mèo để làm gì?
Ban đêm, mèo bận rộn trèo lên, nhảy xuống, rượt về phía Đông, lao về phía Tây, khẩn trương nhanh nhẹn vô cùng. Nhưng nếu bạn cắt trụi râu của nó, mèo sẽ trở nên đần thộn hẳn.
Bạn đã có kinh nghiệm như thế này: Có một con nhặng đậu trên lông mày bạn, và bạn lập tức xua nó đi. Việc này là thế nào?
Thì ra những cái lông mày vừa nhỏ vừa mềm này lại là từng cái trụ đòn bẩy nhỏ, khi nhặng rơi lên đó, làm những cái đòn bẩy động đậy, phần gốc đòn chuyển với tốc độ nhanh như chớp qua nhiều lớp lưới thần kinh phức tạp, báo lên "bộ tư lệnh" - trung khu thần kinh, và tay bèn xua nhặng đi.
Tác dụng của râu mèo có điểm giống như lông mày của người. Trong đêm, trời tối đen như mực, trước khi mèo muốn chạy qua vách hang, nếu râu chạm được vào sát cửa hang thì nó được mách bảo rằng cửa hang nhỏ, rằng trong hang hẹp không có cách nào chạy nhanh hoặc rất khó qua; nếu râu không chạm đến mép cửa hang thì nó hiểu là cái hang này to, lòng hang rộng. Khoảng cách giữa hai ngọn râu mèo bằng vành rộng của thân nó. Râu mèo trở thành hai "compa" sống.
Bonus:
Câu hỏi đặt ra là: có phải râu chó, râu chuột chũi, râu của các con vật khác mà hay chui rúc cũng như vậy ko?
4. Tại sao nên xếp hồng với lê khi giấm?
Quả chín thoát ra nhiều khí ethylene.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn.
Trong mỗi quả xanh đều có một loại axit gây chua, chát. Ví dụ trong hồng có axit tanin, táo có axit malic, quýt, chanh có axit xitric... Khi quả chín, các axit này bị phân hủy dần và vị chua, chát sẽ mất đi. Màu quả cũng chuyển từ xanh qua vàng.
Bình thường, chỉ cần chờ đợi thì quả xanh nào rồi cũng chín, nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy. Mặc khác, đến vụ người ta muốn thu hoạch một lần nhiều quả chín. Vì thế cần có cách làm chúng chín nhanh hơn, đó là nghệ thuật giấm hoa quả. Trước thế kỷ 20, người ta không hiểu vì sao khi đưa một vài quả chín vào đám quả xanh thì quá trình chín diễn ra nhanh hơn.
Mọi bí mật được hé mở khi nhà hóa học Svet tìm ra phương pháp sắc ký - tức là phương pháp xác định thành phần các chất khí. Đo đạc cho thấy quả chín thường thoát ra khí ethylene. Một số quả như lê, táo chín nhanh hơn các quả hồng, mận. Chúng cũng giải phóng nhiều ethylene hơn. Loại khí này có cấu trúc phân tử gồm một nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydro. Nó có tính hoạt động hóa học tương đối mạnh, xúc tiến hoạt động hô hấp của cây, khiến ôxy dễ lọt qua lớp vỏ vào quả hơn, và quả cũng chín nhanh hơn. Chính vì vậy, khi xếp mấy quả lê hoặc vài quả hồng chín vào một rổ hồng xanh thì có thể tiết kiệm được thời gian giấm.
Bonus:
Câu hỏi đặt ra là: Bạn biết quả nào để với quả nào thì nó lâu chín ko? Giải thích.
6. Bao nhieu % năng lượng được cơ thể sử dung khi tiêu thụ một đơn vị thức ăn?
Đây là một câu hỏi hay và khó trả lời.
Protein có thể làm gia tăng chỉ số trao đổi chất tới mức 30% trong khi cacbohdrat chỉ làm tăng chỉ số này trong khoảng 5-6%.
Nói chung,hiệu suất trao đổi chất của quá trình biến đổi năng lượng thức ăn sang dang năng lượng mà cơ thể xài được tối đa là 40%.
Theo madsci.
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét