[FD's BlOg] - Những người có thói quen thức khuya rồi ngủ vào sáng hôm sau thường tập trung tốt hơn và lâu hơn so với người ngủ sớm.
Nhiều người nghĩ thói quen ngủ sớm và dậy sớm giúp chúng ta khỏe mạnh, minh mẫn và giàu có. Nhưng các nhà khoa học của Đại học Liege (Bỉ) đã chứng minh rằng thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.
Kết quả cho thấy, mức độ tập trung của tất cả tình nguyện viên là như nhau ngay sau khi thức giấc. Nhưng sau 10 tiếng đồng hồ, hoạt động trong các vùng não điều khiển sự tập trung của nhóm dậy sớm giảm rõ rệt, trong khi mức độ tập trung của nhóm thức khuya vẫn không đổi. Khi thực hiện công việc vào buổi tối, nhóm dậy sớm dễ ngủ gật hơn và thực hiện các thao tác chậm hơn so với nhóm thức khuya.
Một số nghiên cứu trước đây chứng minh rằng đồng hồ sinh học của con người được điều khiển bởi một số gene. Chính các gene này quy định việc chúng ta thích thức khuya hay dậy sớm. Những nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu này khẳng định người thức khuya sáng tạo hơn, ghi nhớ tốt hơn, thao tác nhanh hơn so với người dậy sớm. Vì thế mà họ cũng có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn.
Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nhân loại có thói quen thức khuya. Chẳng hạn, Charles Darwin (cha đẻ của thuyết tiến hóa) và Winston Churchill (cựu thủ tướng Anh trong Thế chiến thứ hai) thường xuyên đi ngủ vào lúc 4 giờ sáng và dậy muộn. Do thói quen đó mà Winston Churchill thường chủ trì các cuộc họp của nội các chiến tranh từ buồng tắm.
Một số nhà khoa học cho rằng thói quen dậy sớm và thức khuya có nguồn gốc từ quá trình tiến hóa. Ở thời đại đồ đá, những người đảm nhận việc tìm kiếm thức ăn phải dậy sớm, còn những người đảm nhận nhiệm vụ canh gác phải thức khuya. Khi nhân loại bước sang giai đoạn chăn nuôi và trồng trọt, việc dậy sớm được coi là cần thiết, trong khi những cá nhân thức khuya thường được xếp vào diện không chăm chỉ.
Theo Khoahoc (VNexpress)
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét